Trong báo cáo mới nhất, 29% số người được hỏi cho biết họ vẫn quen truy cập trực tiếp vào website hoặc ứng dụng của báo, còn lại là từ những con đường gián tiếp khác như công cụ tìm kiếm, mạng xã hội, hay ứng dụng tổng hợp.
Một trong những dấu hiệu của sự chuyển dịch sang báo chí online là sự suy giảm mối gắn kết trực tiếp giữa độc giả và tờ báo. Trong các quốc gia được khảo sát, chỉ 29% số người được hỏi cho biết họ vẫn quen truy cập trực tiếp vào website hoặc ứng dụng của báo. Tỷ lệ này giảm nhẹ so với năm ngoái.
Hơn một nửa số người được hỏi (55%) cho biết họ quen tiếp cận tin qua công cụ tìm kiếm, mạng xã hội, hoặc ứng dụng tổng hợp tin - sản phẩm mà các công ty công nghệ thường áp dụng thuật toán hơn là có biên tập viên để lựa chọn và xếp hạng tin bài.
Bên cạnh thông số trung bình chung, nhóm nghiên cứu cũng thấy được sự khác biệt khá rõ rệt giữa các quốc gia và có thể chia ra làm 4 kiểu hình mẫu truy cập. Đầu tiên là hình thức “trực tiếp là chính”, điển hình là Phần Lan nơi gần như 2/3 số người được khảo sát (64%) quen việc truy cập thẳng vào website hay app.
Trong khi đó, hình thức tiếp cận thường là “mạng xã hội trên hết” với khoảng 42% số người được hỏi quen thộc với cách tiếp cận này ở Chile và nhiều quốc gia Mỹ Latin khác.
Ở Châu Á, các tờ báo gần như chung sống. Ở Hàn Quốc, gần một nửa số người được khảo sát (48%) cho biết họ quen đọc tin qua con đường tìm kiếm của Naver hay Daum, 27% cho biết quen đọc tin qua ứng dụng tổng hợp, và chỉ 4% quen đến trực tiếp website hay app của báo - một mức thấp nhất trong các nước được khảo sát lần này.
Và cuối cùng, chúng ta có thể thấy những hình mẫu như nước Mỹ nơi những con đường khác nhau dẫn đến tin tức đều quan trọng, đó có thể gọi là hình mẫu hỗn hợp.
Trong tất cả các hình mẫu, nhóm người trẻ có xu hướng dùng mạng mã hội và ứng dụng tổng hợp tin, trong khi nhóm người lớn tuổi có xu hướng truy cập trực tiếp. Vì thế những hình mẫu này chỉ giúp giải thích một phần sự phức tạp của việc truy cập và tiếp cận.
Nếu nhìn rộng hơn thì không chỉ có con đường truy cập chính mà tất nhiên hầu hết độc giả đều dùng kết hợp những con đường trên hàng ngày.
Rất nhiều lý do dẫn đến những sự khác biệt nêu trên, ví dụ như liên quan đến khối lượng thị trường, đối thủ cạnh tranh, văn hóa, pháp luật..., nhưng dù gì thì cũng sẽ khó khăn hơn cho tờ báo nào không có mối gắn kết trực tiếp với độc giả trong việc tạo ra nguồn thu từ nội dung giống như những tờ báo có mối gắn kết.
Để kiểm tra giả định trên, nhóm nghiên cứu đã đặt tỷ lệ số lượng thuê bao trả phí đọc báo điện tử ở các nước so với tỷ lệ người truy cập trực tiếp vào website hay app của báo điện tử. Qua đó chúng ta thấy được mối liên hệ giữa mối gắn kết trực tiếp với khả năng trả phí đọc báo.
Tất nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ, như Mỹ (mã USA) có tỷ lệ thuê bao trả phí đọc báo cao dù lượng truy cập trực tiếp thấp, một phần vì cuộc tranh cử của ông Donald Trump đã tạo ra cơn sóng đăng ký trả phí và quyên góp với những tờ báo uy tín như The New York Times.
Và điều quan trọng cần lưu ý là có những yếu tố khác ảnh hưởng vào. Và nhóm phát triển cũng nhận thấy nhóm người quen truy cập trực tiếp (và nhóm thuê bao trả phí) có xu hướng đọc tin mới và mảng giáo dục.
*Nội dung trên là một phần trong bản Báo cáo xu hướng Báo chí điện tử năm 2019 của Viện nghiên cứu Reuters vừa được ra mắt trong tháng 6/2019. Qua đó có thể thấy nhìn chung trên thế giới đang định hình rõ ràng xu hướng đọc tin qua công cụ tìm kiếm, qua mạng xã hội, hay qua ứng dụng tổng hợp, đặc biệt ở những quốc gia Châu Á như Việt Nam. Dù vậy các báo sẽ có khả năng thu phí thành công cao nếu có lượng truy cập trực tiếp lớn.
{body}