Cập nhật: 10:33 29/06/2024

Hệ thống lưu trữ điện tử nhìn từ phía kỹ sư phần mềm

Hệ thống lưu trữ điện tử đang phát triển, cần tiếp tục nâng cao chất lượng và ứng dụng các công nghệ tiên tiến để giải quyết các thách thức về nhân lực, tiêu chuẩn và cơ sở hạ tầng. Việc xây dựng một hệ thống lưu trữ điện tử thông minh, liên kết và bảo mật rất cần thiết để thúc đẩy chuyển đổi số và nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong thời đại công nghệ số.

Hệ thống lưu trữ điện tử nhìn từ phía kỹ sư phần mềm

Dưới đây là một số nhận định về hệ thống lưu trữ điện tử hiện nay dựa trên kinh nghiệm thực tế của một kỹ sư phần mềm.

1. Bản chất hệ thống lưu trữ điện tử hiện nay

Hệ thống lưu trữ điện tử tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, tập trung vào việc số hóa hồ sơ, tài liệu và các loại dữ liệu khác. Tuy nhiên, phần lớn các hệ thống hiện nay chỉ tập trung vào việc thay thế các phương thức lưu trữ truyền thống, như lưu trữ giấy tờ bằng các phương thức lưu trữ kỹ thuật số, thay vì tập trung vào việc xây dựng một hệ thống thông tin liên kết, thông minh.

2. So sánh công nghệ lưu trữ điện tử ở Việt Nam với thế giới hiện nay

Việt Nam đang ứng dụng các công nghệ lưu trữ điện tử phổ biến trên thế giới, để đảm bảo dữ liệu được lưu trữ tập trung tại trung tâm dữ liệu, dữ liệu có thể đã được phân tán trên nhiều máy chủ khác nhau, thậm chí đã sử dụng các công nghệ lưu trữ đám mây (VD sử dụng AWS).

So với các quốc gia phát triển, Việt Nam vẫn còn hạn chế về khả năng ứng dụng các công nghệ lưu trữ điện tử tiên tiến, như việc hỗ trợ lưu trữ, xử lý và phân tích khối lượng dữ liệu khổng lồ (big data), khả năng lưu trữ các loại dữ liệu không theo cấu trúc, như văn bản, hình ảnh, video,... và đặc biệt là các giải pháp bảo mật cao cấp để bảo vệ dữ liệu khỏi bị truy cập trái phép.

3. Tính liên thông giữa các công ty/cơ quan/doanh nghiệp và quốc gia ở Việt Nam về lưu trữ điện tử

Tính liên thông nội bộ giữa các bộ phận trong cùng một doanh nghiệp/cơ quan/tổ chức đang được cải thiện, nhưng vẫn còn hạn chế về tiêu chuẩn chung và việc kết nối các hệ thống. Việc trao đổi dữ liệu giữa các doanh nghiệp/cơ quan vẫn gặp nhiều khó khăn do thiếu tiêu chuẩn chung về định dạng dữ liệu, thiếu cơ sở hạ tầng và thiếu sự hợp tác từ các bên liên quan và đặc biệt là liên thông quốc tế về lưu trữ điện tử ở Việt Nam còn hạn chế do thiếu các hiệp định quốc tế về trao đổi dữ liệu và sự khác biệt về tiêu chuẩn.

4. Tính khả thi của Hệ thống Lưu trữ Điện tử tại Việt Nam hiện nay:

Hệ thống lưu trữ điện tử tại Việt Nam hiện nay đang trong giai đoạn phát triển, có tiềm năng lớn về khả năng ứng dụng, giúp các doanh nghiệp/cơ quan/tổ chức quản lý hồ sơ, tài liệu hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian và chi phí, tăng cường tính minh bạch trong hoạt động quản lý, là nền tảng quan trọng để thúc đẩy chuyển đổi số trong các lĩnh vực khác nhau.

Tuy nhiên còn nhiều thách thức do thiếu hụt nguồn nhân lực chuyên nghiệp, đặc biệt là về bảo mật, quản trị dữ liệu và phân tích dữ liệu, thiếu các tiêu chuẩn chung về định dạng dữ liệu, kiến trúc hệ thống và bảo mật dữ liệu, dẫn đến khó khăn trong việc liên thông và tích hợp các hệ thống và cơ sở hạ tầng mạng internet và công nghệ thông tin ở Việt Nam chưa đồng đều, gây khó khăn cho việc triển khai và vận hành hệ thống.

Chủ đề:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

© Công ty Phần mềm & Truyền thông VIỆT LONG
Địa chỉ:
Điện thoại:
Email:
Website: https://vietlong.org
Facebook: