GS.TS Klaus Schwab, người sáng lập và điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới cho rằng, tốc độ đột phá của Cách mạng Công nghiệp 4.0 hiện “không có tiền lệ lịch sử”, nó đang phá vỡ hầu hết ngành công nghiệp ở mọi quốc gia và ngành Công nghiệp báo chí sẽ thay đổi toàn diện trong cuộc cách mạng này.
Những xu hướng mới hiện nay:
Multi-media, Multi-platform (Đa nền tảng)
Mobile Media, Mobile Journalism (Báo chí di động)
Social Media, Social Journalism (Báo chí xã hội)
Data Journalism (Báo chí dữ liệu)
Innovative Journalism (Báo chí sáng tạo)
Global collaborative journalism (Hợp tác toàn cầu)
Digital mega-stories – Mega story (Siêu tác phẩm báo chí)
“Wearables” (Các thiết bị đeo trên người)
Artificial Intelligence (Trí tuệ nhân tạo)
Những cốt chuyện Phi tuyến tính:
Gần đây xu hướng: “Digital mega-stories” hay “Mega Story” được giới báo chí, truyền thông đề cập nhiều. Đây có phải là hướng đi mới của báo chí hiện đại?
Những đặc điểm cơ bản của “Mega Story” là một hình thức bài viết báo chí dài, được thể hiện theo phong cách văn bản phi truyền thống.
Các “Digital mega-stories” Mega Story kỹ thuật số hiện nay được trình bày có thể bao gồm âm thanh, video, hình ảnh, dữ liệu và nhiều phương tiện truyền thông có liên quan khác để nhấn mạnh chủ đề trong câu chuyện được đề cập. Một đặc điểm riêng biệt nữa thường thấy để phân biệt là những tác phẩm báo chí “Mega Story” có những cốt truyện phi tuyến tính.
Để cho ra tác phẩm “Digital mega-stories” đòi hỏi cần một ekip với đội ngũ những phóng viên, biên tập viên, designer và coder,.. do vậy rất tốn kém. Nhưng để tạo ra tác phẩm “Mega Story” không cần áp dụng quá nhiều ứng dụng kỹ thuật đa phương tiện trong trình bày mà cần sáng tác ra các “Mega Story” có những cốt truyện phi tuyến tính khác biệt, do vậy rất phù hợp với cơ quan báo chí có quy mô nhỏ,..
Tại Việt Nam, năm 2016, VietnamPlus đã tìm hiểu và đầu tư mạnh mẽ cho xu hướng này và đã thiết lập cộng đồng VietnamPlusMegaStory, những câu truyện, bài viết, hình ảnh được truyển tải tới độc giả, cộng đồng độc giả cũng đã gần tiệm cận đến sự tương tác giữa tác phẩm và bạn đọc .
Tại Mỹ, năm 2012, Tờ New York Times lần đầu tiên giới thiệu một siêu tác phẩm báo chí nổi tiếng với tiêu đề “Tuyết rơi” (Snow fall) - hay còn được gọi là một tác phẩm “Mega Story” gây tiếng vang lớn trong cộng đồng báo chí thế giới. Tác phẩm Mega Story này thu hút một số lượng đông đảo độc giả theo dõi và tương tác một cách kinh ngạc khi đạt đến con số 3,5 triệu lượt theo dõi và tương tác ngay trong tuần đầu tiên ra mắt trên nền tảng công nghệ Internet. Đây là một trong những câu chuyện trực tuyến lớn đầu tiên được công chúng chấp nhận như là một tác phẩm báo chí dài và hấp dẫn - Mega Story, phục vụ cho cả công chúng phổ thông cũng như những độc giả nghiên cứu ‘học thuật’ về lĩnh vực báo chí.
Sự khác biệt với các thể loại truyền thống?
Không giống như các thể loại báo chí truyền thống khác, “Mega Story” có thể được sáng tác ra từ những câu chuyện ở bất cứ đâu và chúng vẫn tiếp tục khiến công chúng hiểu bản chất về những gì đã và đang được chuyển tải giống thể loại báo chí truyền thống nhưng theo một phong cách hành văn mới và kỹ thuật trình bày mới.
Đối với nhiều người, Mega Story dễ bị hiểu nhầm và trộn lẫn với những tin tức báo chí có tính chất thời sự mang tính giật gân và bùng nổ, nhưng thực chất Mega Story chỉ là những tác phẩm báo chí được thể hiện cả về nội dung và hình thức trình bày theo một phong cách mới để đạt được sự quan tâm trên diện rộng và có khả năng lan truyền nhanh chóng. Độc giả có thể tiếp cận theo cách riêng của họ và cho phép người đọc có thể có những suy nghĩ riêng thể hiện rõ chính kiến của mình hơn với chủ đề.
Thực chất, Mega Story trong thực tế không nhất thiết phải những câu chuyện về môt sự kiện hay vấn đề nào đó “nóng hổi”, mà có thể chỉ là một câu chuyện nào đó thường thấy trên Internet hoặc các phương tiện truyền thông khác.
Mega Story khác biệt với những câu chuyện truyền thông bình thường về mặt định hướng tư duy và suy nghĩ của độc giả. Và đây chính là yếu tố có thể khiến người đọc kết nối với câu chuyện ở mức độ sâu hơn, tác động đến hành vi tò mò muốn đọc của độc giả và quan trọng hơn là người đọc có thể đem nó thành câu chuyện bàn luận với người khác tạo ra tính lan truyền.
Một trong những tác phẩm theo phong cách Mega Story tiếp theo hay nhất của báo chí thế giới được biết đến đó là tác phẩm “Những chú sư tử vùng Serengeti” (Serengeti Lions) của tờ National Geographic.
Bài viết thể hiện sự kết hợp một cách bài bản giữa thiết kế, văn bản, hình ảnh và các yếu tố âm thanh, sự kết hợp này cho phép người đọc hiểu sâu hơn về nội dung câu chuyện cũng như có cảm giác thực khi “tương tác” với câu chuyện.
Tại sao phải có “Mega Story” - “Digital mega-stories” ?
Hiện nay đang có một quan điểm gọi là “social first” đối với các tòa soạn hiện đại, nghĩa là khi có thông tin nóng thì thậm chí được chia sẻ trước hết lên mạng xã hội. Và social journalism khuyến khích sự tham gia của người dùng vào quá trình làm báo từ khi sự việc bùng phát cho đến khi có tác phẩm báo chí hoàn thiện. Các nhà báo hiện nay phải biết dùng mạng xã hội để khai thác thông tin, thẩm định thông tin và truyền phát thông tin. Rõ ràng trong thời đại thế giới phẳng và kết nối chặt chẽ qua mạng xã hội hiện nay, khi bất kỳ ai cũng có thể trở thành một nhà báo công dân với chiếc máy điện thoại có camera, các nhà báo không phải là những người duy nhất có khả năng lan truyền thông tin.
Rất nhiều tin tức xuất hiện sớm nhất trên mạng xã hội và nội dung do người dùng khởi tạo đang được coi là một phần quan trọng trên báo chí. Và Mega Story được coi là cách để giữ được sự chú ý cũng như trung thành của độc giả đối với các bài viết cũng như tờ báo của mỗi tòa soạn
Với nền tảng công nghệ phát triển mạnh mẽ chưa từng có trong tiền lệ trong cuộc Cách mạng Công nghiêp 4.0, những hệ sinh thái, những ứng dụng luôn được cải tiến và cập nhật thường xuyên giúp cho phóng viên, biên tập viên tổ chức sản xuất các tác phẩm báo chí dễ dàng hơn thì “Mega story” - “Digital mega-stories” sẽ thực sự trở thành một thể loại báo chí mới, thu hút đông đảo công chúng theo dõi và tương tác góp phần hình thành môi trường báo chí “trí tuệ, hấp dẫn, năng động,…”./.
{body}