Dịch Covid-19 là một biến cố thử thách khả năng vận hành linh hoạt của các cơ quan báo chí truyền thông, nhưng cũng là lúc báo chí truyền thông nhận ra những cách thức làm việc mới.
Ngồi dưới tầng hầm để lên hình, trong tình trạng đang nhiễm virus Corona chủng mới và đang phải cách ly với vợ con, người dẫn chương trình nổi tiếng ở Mỹ Chris Cuomo trông có vẻ nhợt nhạt hẳn. Buổi lên hình đó là trong chương trình đinh, một show truyền hình thực tế mà giờ trở nên quá thực tế.
Với khung hình xuất hiện cả hình nghệ thuật và ảnh gia đình phía sau nền, Cuomo nhắn tới khán giả trong chương trình tối Thứ Ba của mình: “Các bạn hãy tự cẩn trọng, đây không phải chuyện đùa nữa, hãy chuẩn bị cho những tuần tới đầy lo lắng và thực tại đau thương”.
“Đừng chỉ nghe số thống kê. Vì sao? Chúng chưa nói lên hết. Chúng ta không có dữ liệu kiểm tra để hiểu rõ thực tại. Những gì chúng ta biết chỉ là bề mặt của một số lượng người nhiễm khổng lồ. Tôi dương tính. Thật đáng sợ, bạn có thể hình dung đấy”.
Thời sự truyền hình giờ đang trải qua thay đổi giống như thời kỳ thay đổi từ màn hình đen trắng qua màn hình màu, nhiều thứ hiển thị chân thực hơn. Ai cũng như tiết lộ một cái gì đó: gu trang trí nhà cửa, hay màu tóc lộ dưới chân tóc.
Các vị khách mời kết nối qua Skype hay Zoom mà không có lớp trang điểm, kệ sách và nội thất nhà họ và đôi khi là cả lũ trẻ nhà họ đôi khi cũng lọt vào hình trước hàng triệu khán giả.
Đó là phiên bản tiêu chuẩn thấp, dã chiến, và lạ lẫm đối với những chương trình truyền hình chính luận. Nhưng một vài người sẽ nói đó là hình mẫu mà truyền hình có thể đi theo ngay cả khi đã vượt qua thời điểm hỗn loạn hiện nay.
“Khi hết dịch tôi vẫn mong truyền hình tiếp tục phỏng vấn khách mời ngồi từ xa từ nhà họ. Việc này tạo sự lựa chọn lên hình khách quan hơn, ví dụ như khách mời không cần phải đang ở New York, và thực sự là như vậy thú vị hơn”, bà Clara Jeffery, Tổng biên tập tạp chí Mother Jones viết trên Twitter. “Và bạn có biết điều gì hay nữa không? Đó là thấy được người ta trên TV giống như người ta ngoài đời”.
Tương tự là CEO Evan Smith của Texas Tribune khẳng định: “Sau 2 tuần khách mời trên sóng thời sự được kết nối qua Skype, thế giới có làm sao không? Không sao cả. Điều này nên trở thành điều bình thường”.
Tất nhiên đến giờ xu hướng phỏng vấn thời sự từ xa qua mạng vẫn nhận được sự hoài nghi về khả năng tồn tại đối với người trong ngành.
Một người trong nghề nói: “Zoom, FaceTime hay Skype hoạt động rất tốt, giúp cho hàng loạt bác sỹ, y tá tuyến đầu và người dân trả lời phỏng vấn trực tiếp trên truyền hình theo cách mà hồi trước sẽ rất trầy trật mới có được. Nhưng tôi không dám chắc họ có tiếp tục cách này khi mọi chuyện qua. Có thể cách này sẽ thay thế một vài cuộc phỏng vấn, nhưng tôi có cảm giác các nhà báo sẽ muốn gặp trực tiếp hơn”.
Dù vậy, một người trong nghề khác cũng nhận định: “Khi mọi chuyện trở lại bình thường, cách thức online sẽ không còn hấp dẫn. Nhưng đối với tin nóng hổi, thì mọi chuyện đều có thể”.
Mà thực ra “trở lại bình thường” cũng sẽ mất thời gian dài. Sự kiện 11/9 đã khiến hình thức chạy chân tin nóng dưới màn hình trở thành phổ biến đối với các kênh thời sự, duy trì cho đến nay.
Những mảng báo chí truyền thống nhất cũng cân nhắc duy trì làm việc trực tuyến
Truyền hình không phải nền tảng duy nhất mà phương thức sản xuất biến đổi nhanh chóng. Các báo và tạp chí cũng đều đang làm từ xa 100%. Cả tòa soạn có thể không đến văn phòng. Các nhà văn cũng đang tận dụng sự kiện online để quảng cáo sách.
Những cách thức như vậy thường được coi là băng dán vết thương cấp bách, giải pháp tạm thời cho đến khi thế giới được kiểm soát trở lại, dù chưa biết là trong 18 tuần nữa hay 18 tháng nữa. Nhưng trong khi đó cũng đáng để cân nhắc xem liệu có “miếng băng dán” nào dính mãi.
Như The New York Times vốn trong ngành báo chí được xem là báo truyền thống và thủ cựu, nhưng trong cuộc khủng hoảng hiện nay cũng có cái nhìn khá mở đối với các mô hình mới. Bà Carolyn Ryan, trợ lý thư ký tòa soạn phụ trách tuyển dụng của The New York Times nhận định: “Khá lâu sau khi các ngành nghề khác đã chuyển sang cách tổ chức làm việc linh động hơn, tôi nghĩ các tòa soạn vẫn đang cân nhắc quan điểm rằng sự trao đổi ý tưởng, cách tiếp cận, tư duy và concept thực sự là bản tính trong mỗi người”.
“Điều chúng ta đang thấy được, vì chúng ta cũng đang là đối tượng của động lực thúc đẩy như các ngành nghề khác, đó là ý tưởng có thể được trao đổi từ xa, câu chuyện có thể được viết lên, việc biên tập có thể được thực hiện, và các tác phẩm báo chí tầm cỡ ra đời, tất cả đều có thể làm từ xa. Các báo đã luôn có cảm giác rằng việc đến tòa soạn có gì đó đặc biệt hơn, đến giờ vẫn vậy, đó là vì sao chúng ta vẫn giữ lối cũ. Nhưng ý tưởng thì có thể phát triển trên bất kỳ môi trường nào, thậm chí ý tưởng tốt đôi khi nảy sinh nhanh chóng hơn khi làm từ xa”.
Bà Ryan tin rằng thực tế thương trường từng tác động đến hầu hết các ngành nghề sẽ có xu hướng duy trì biện pháp tình tế thế hiện nay trở thành biện pháp lâu dài đối với một số tòa soạn: “Bạn sẽ thấy có nhiều hơn các tòa soạn, nhất là những chỗ eo hẹp tài chính, dần dựa vào phóng viên làm việc từ xa. Và tôi nghĩ những người thủ cựu sẽ mất dần sự e ngại và lo lắng mà họ từng có trong quá khứ”.
Và các lãnh đạo tạp chí cũng bày tỏ nhận định tương tự. Một vị chia sẻ: “Tôi phát ngán với cách các tạp chí vận hành. Nếu chúng ta biết tận dụng tình thế này, tôi nghĩ chúng ta có thể tạo nên cái gì đó mới và tốt hơn”.
Sự ngưng trệ là điều chắc chắn đối với những tạp chí định vị cao cấp xuất bản theo tháng và dựa vào câu chuyện người nổi tiếng, như chính Vanity Fair, nơi cách làm việc thông thường bị ngăn trở bởi giãn cách xã hội.
Với các lệnh giới hạn đi lại và giao tiếp, làm sao các ấn phẩm như vậy hoạt động khi mà họ không thể tổ chức buổi chụp hình, không thể trò chuyện, hay bất kỳ điều liên quan đến tiếp xúc con người thực? Thực ra, niềm tin tuyệt đối vào sự tiếp xúc mặt đối mặt, trò chuyện và đồng hành cùng nhân vật, đang bị kiểm chứng một cách khó tránh khỏi.
Như một vị lãnh đạo tạp chí lớn khác gợi ý, thì đây là chuyện cần phải vận dụng tình thế, hợp tác với công nghệ mà những người nổi tiếng vẫn làm hàng ngày với tài khoản Instagram của họ. Hãy nghĩ đến việc phỏng vấn qua FaceTimes, hay dùng ảnh selfie bằng iPhone...
Vị lãnh đạo này nói: “Người nổi tiếng thường sẵn sàng chụp selfie. Vấn đề chỉ là lúc này chuyện đấy thú vị, những sẽ không thú vị nếu sau này bài trang bìa cũng toàn ảnh chụp điện thoại và selfie. Nhưng nói vậy chứ dù sao tôi nghĩ rất nhiều người ở nhà có thời gian nên sẽ sẵn sàng thực hiện các ý tưởng mới”.
*Bài viết trên được dịch lại từ tạp chí Vanity Fair trong bối cảnh hầu hết các quốc gia trên thế giới đều bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, một biến cố thử thách khả năng vận hành linh hoạt của các cơ quan truyền thông.
{body}