Khác với cách viết báo giấy, viết một bài báo điện tử cần xuất phát từ việc hiểu rõ độc giả của mình, cung cấp thông tin mà họ cần biết, ngôn ngữ nên rõ ràng, dễ hiểu và phong cách cố gắng ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề.
Ngày nay, bên cạnh báo in đã xuất hiện từ trước thì báo điện tử cũng đã dần trở thành một phần quan trọng đối với cuộc sống của con người. Đây là hai loại hình báo chí không thể thiếu trong nền báo chí của bất cứ quốc gia nào; vừa tồn tại độc lập lại vừa có sự hỗ trợ lẫn nhau chính là đặc điểm nổi bật của báo in và báo điện tử; nhưng ở mỗi loại hình vẫn có những ưu điểm hay tồn tại những hạn chế riêng.
I. Báo điện tử và báo in có một số khác biệt cơ bản như sau:
1. Chế độ phát hành: Báo in được phát hành thông qua quy trình in ấn và phân phát thể chất, thường là hàng ngày hoặc hàng tuần. Trong khi đó, báo điện tử được cập nhật và phát hành trực tuyến thông qua internet và có thể truy cập bất cứ lúc nào, từ bất kỳ nơi đâu.
2. Cập nhật thông tin: Báo điện tử có khả năng cập nhật thông tin gần như tức thì ngay khi sự kiện xảy ra, còn báo in phải tuân theo chu kỳ in ấn của mình nên thông tin không được cập nhật một cách nhanh chóng.
3. Độ tương tác: Báo điện tử thường có độ tương tác cao hơn, người đọc có thể bình luận, chia sẻ và thậm chí tham gia vào các cuộc thảo luận, báo in hạn chế hơn trong tính tương tác này.
4. Chi phí: Việc sản xuất và phân phối báo in thường đòi hỏi chi phí lớn hơn so với báo điện tử. Điều này đã tạo ra trend chuyển dịch từ báo in sang báo điện tử.
5. Độ phủ sóng: Báo điện tử có thể tiếp cận được số lượng lớn khán giả ở khắp mọi nơi trên thế giới, trong khi báo in thường có độ phủ chỉ trong phạm vi địa phương, quốc gia.
II. Cấu trúc chung của một bài báo điện tử:
1. Tiêu đề (Title / Headline) cần phải thu hút sự chú ý của độc giả, mô tả cụ thể nội dung bài viết và sử dụng ngôn từ mạnh mẽ. Báo điện tử thường có xu thế "dật tít" để tập trung sự tò mò buộc độc giả click vào liên kết để đọc nội dung chi tiết của bài viết.
2. Phần mở đầu (Lead / Sapo) là đoạn văn đầu tiên của bài viết, thường tóm tắt nội dung chính của câu chuyện và đưa ra câu trả lời cho các câu hỏi: ai, làm gì, khi nào, ở đâu và tại sao... Mục tiêu của đoạn này bên cạnh tiêu đề bài viết đó là thu hút được sự chú ý của độc giả và khám phá thêm trong bài viết.
3. Thân bài (Body) nên chứa các thông tin chi tiết và quan trọng, khối thông tin cần được sắp xếp một cách logic, giảm dần theo tính quan trọng giúp độc giả có thể nắm bắt được thông tin chính ngay cả khi họ không đọc hết bài viết.
4. Dẫn chứng, chứng minh (Evidence) sử dụng để làm cho bài viết thuyết phục hơn, có thể là số liệu thống kê, trích dẫn từ chuyên gia, hoặc thậm chí là các bức ảnh hoặc đoạn video.
5. Kết luận (Conclusion) cuối cùng của bài viết nên tóm tắt những điểm chính đã đề cập trong bài viết, cũng có thể đưa ra các giả thuyết về những gì có thể xảy ra tiếp theo hoặc các bước tiếp theo được dự kiến.
III. Nhận định về một số dạng bài báo điện tử
1. Bài thời sự / tường thuật cung cấp thông tin mới nhất về một sự kiện, vấn đề hoặc tin tức nóng hổi mang tính thời sự, ưu tiên tính mới. Bài thời sự chia sẻ thông tin liên tục về một sự kiện đang diễn ra, thường sử dụng cho các sự kiện trực tiếp như hội nghị, trận đấu thể thao hoặc các sự kiện lớn khác.
2. Bài phân tích đánh giá sâu rộng về một vấn đề cụ, nhìn nhận các yếu tố ẩn sau sự kiện hoặc vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau. Loại bài này sử dụng dữ liệu và số liệu để đưa ra nhận định hoặc suy luận về một vấn đề hoặc xu hướng cụ thể. Đây là loại bài báo phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh, khoa học, và công nghệ.
3. Bài điều tra đi sâu vào một vấn đề cụ thể, thường liên quan đến sự bất công, những vi phạm hoặc các vấn đề đạo đức.
4. Bài nhận định / đánh giá / tích cực / phản biện là dạng bài mà phóng viên chia sẻ quan điểm và nhận định về một sự kiện, vấn đề hoặc một xu hướng đang được quan tâm. Bài này diễn đạt quan điểm tích cực hoặc phản biện đối với một vấn đề, sự kiện hoặc chủ đề cụ thể, có thể là đánh giá một sản phẩm công nghệ mới từ chất lượng, tính năng đến hiệu suất và giá trị so với giá thành. Nó thường đi kèm với lập luận và chứng minh để hỗ trợ quan điểm của tác giả.
5. Bài hướng dẫn thu hút độc giả về cách sử dụng một sản phẩm, công nghệ cụ thể hoặc tiếp cận một xu hướng mới.
6. Bài phỏng vấn trình bày thông tin từ một cuộc trò chuyện trực tiếp hoặc qua điện thoại với một chuyên gia, nhà phát triển, người đứng đầu, người có tiếng nói, người có tầm ảnh hưởng cao ... Bài phỏng vấn cung cấp góc nhìn và ý kiến từ các chuyên gia, nhân chứng hoặc nhân vật quan trọng.
7. Bài chuyên đề tập trung đánh giá vào một chủ đề cụ thể, đôi khi cung cấp một cái nhìn tổng thể về một lĩnh vực. Bài chuyên đề thường gồm một chuỗi nhiều bài để tăng tính tương tác của độc giả.
{body}