Tại sao báo chí dữ liệu lại là một công cụ đắc lực cho nhà báo và các tòa soạn trong giai đoạn hiện nay.
Deadline, cách dẫn chuyện, đi ra ngoài để lấy tin và uống cà phê liên tục là một phần của nhà báo. Viết lên sự thật và cho công chúng biết sự thật là điều mà các nhà báo luôn cố gắng làm với mọi bài báo của mình. Vậy thì dữ liệu nằm ở đâu trong những điều này? Chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi đó cho bạn và tại sao nó lại là một công cụ đắc lực cho nhà báo.
1. Dữ liệu làm cho lập luận của bạn mạnh mẽ hơn
Khi viết một bài báo, bạn thường đưa ra các yêu cầu hỗ trợ từ các nguồn tin, có thể là từ người hoặc website. Dữ liệu có thể là một tài nguyên khác mà bạn có thể sử dụng làm phương án hỗ trợ. Thu thập số liệu từ một nguồn đáng tin cậy và sử dụng chúng trong các yêu cầu/ tranh luận của bạn là rất quan trọng. Bởi vì các con số không thể nói dối. Chúng sẽ đập ngay vào mắt bạn. Những con số chính là bằng chứng.
Người đọc thường không thể bị thuyết phục chỉ bằng lời văn và trích dẫn, mà bằng con số cụ thể. Không có cách nào để làm méo mó các con số. Và sử dụng dữ liệu sẽ chỉ làm cho những tranh luận của bạn gây ấn tượng hơn. Những con số tự nói cho chính mình.
2. Trực quan thu hút độc giả
Trực quan hóa dữ liệu một cách đẹp đẽ và khéo léo sẽ chỉ thu hút thêm nhiều bạn đọc đến bài báo của bạn. Thật buồn khi phải công nhận rằng khán giả ngày nay không tìm kiếm những bài báo chỉ có chữ và hình ảnh (giống như các emagazine chỉ có chữ và ảnh mà nhiều báo ở Việt Nam đang cố gắng làm hiện nay?). Họ muốn một cái gì đó sẽ tóm tắt câu chuyện mà không cần phải đọc câu chuyện 1000 chữ. Khán giả luôn mong muốn nhiều hơn nữa và đó là những gì trực quan hóa dữ liệu làm. Họ sẽ mang lại nhiều nhấp chuột hơn và tăng lượng độc giả trong một câu chuyện và tổng thể ấn phẩm.
Ví dụ, nếu bạn đang viết một câu chuyện về việc tăng tiền thuê nhà đất ở một nơi nào đó trên thế giới. Khán giả muốn xem những con số đó. Trực quan hóa những con số đó sẽ giúp người đọc dễ dàng nắm bắt thông tin đó thay vì phải đào sâu vào câu chuyện để tìm thấy chúng. Những con số sẽ bị lọt thỏm trong câu chuyện, nhưng nếu bạn trực quan hóa chúng, mọi người sẽ chú ý.
3. Có những nhà báo chuyên xử lý dữ liệu trong một tòa soạn
Dữ liệu trong tòa soạn là rất quan trọng theo quan điểm được đưa ra trước đây về lượng độc giả. Các tòa soạn điển hình có biên tập viên, phóng viên, nhiếp ảnh gia… Các tòa soạn đang tiếp tục phát triển do sự dịch chuyển từ nội dung in sang trực tuyến. Tạo một nhóm dữ liệu trong tòa soạn có thể hỗ trợ trong xuất bản tổng thể.
Mặc dù các nhà báo nên học những điều cơ bản, nhưng có một nhóm cụ thể trong lĩnh vực đó sẽ giúp ấn phẩm của bạn trở nên mạnh mẽ hơn nhiều.
4. Một sự thay thế cho những câu chuyện mà “người ta nói”
Sử dụng sức mạnh của dữ liệu là một quan điểm hoàn toàn mới trong viết bài. Khi lần đầu tiên đi sâu vào một câu chuyện, một nhà báo sẽ cố gắng tìm ra một khía cạnh hoặc quan điểm mới để viết bài. Dữ liệu chính là lựa chọn đó.
Bạn không chỉ ra ngoài tìm kiếm và tìm người để phỏng vấn. Bạn đang phát triển một bộ kỹ năng hoàn toàn mới. Điều này mang lại cho nhà báo một quan điểm mới để viết bài theo cách của họ
5. Lợi thế cạnh tranh cho phóng viên
Học và trực quan hóa dữ liệu sẽ mở rộng và nâng cao kỹ năng nhà báo của bạn. Các nhà xuất bản đang tìm kiếm một phóng viên năng động, một người có thể làm tất cả. Họ không chỉ tìm kiếm một phóng viên giỏi. Kỳ vọng bây giờ cao hơn rất nhiều so với 5 năm trước. Có kỹ năng xử lý dữ liệu sẽ khiến bạn nổi bật so với phần còn lại khi cố gắng tìm công việc trong một nhà xuất bản
6. Khám phá trường dữ liệu mở
Dữ liệu có thể được tìm thấy ở bất cứ đâu và theo ý của bạn, nhưng các nhà báo cần đưa các dữ liệu này vào câu chuyện của họ. Trực quan hóa dữ liệu có thể tác động đến người đọc theo một cách khác so với từ ngữ. Với các bạn nhà báo, hãy khám phá các lĩnh vực dữ liệu mở. Có quá nhiều thứ để tìm hiểu ở đó, bạn chỉ cần đào xới chúng lên.
{body}