Cập nhật: 08:56 19/06/2023

Trí tuệ nhân tạo trong hoạt động báo chí

Những đột phá của trí tuệ nhân tạo (AI) đã đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cho ngành báo chí và truyền thông. AI mang đến cơ hội cho các tổ chức truyền thông nhiều thông tin và định dạng cá nhân hơn, đồng thời giúp giải quyết tình trạng phân mảnh và quá tải thông tin.

Tuy nhiên, những công nghệ mới này cũng mang đến những câu hỏi hiện sinh và đạo đức cùng sự xuất hiện của nhiều nội dung giả mạo, nội dung khiêu dâm và các phương tiện tổng hợp khác...

Tin liên quan:

Năm đột phá về AI và ứng dụng trong báo chí

Trí tuệ nhân tạo trong báo chí thực ra đã được sử dụng theo những cách khác nhau trong vài năm gần đây.

The Washington Post đã thử nghiệm tính năng viết tin tức tự động bằng phần mềm thông minh “Heliograf” lần đầu tiên vào mùa hè năm 2016 với tin tức về Thế vận hội Olympic Rio. Heliograf tổng hợp câu chuyện tin tức bằng cách phân tích dữ liệu về các trò chơi khi nó xuất hiện.

Thông tin này sau đó được đối sánh với các cụm từ có liên quan trong một mẫu câu chuyện và máy thêm thông tin để tạo một câu chuyện có thể được xuất bản trên các nền tảng khác nhau.

Năm 2016, Reuters đã hợp tác với công ty công nghệ ngữ nghĩa Graphiq, để cung cấp cho các tòa soạn số một loạt các hình ảnh dữ liệu tương tác miễn phí trên nhiều chủ đề bao gồm giải trí, thể thao và tin tức. Các tòa soạn có thể truy cập dữ liệu qua Reuters Open Media Express. Sau khi được nhúng vào trang web của tòa soạn, hình ảnh trực quan hóa dữ liệu được cập nhật theo thời gian thực.

Trí tuệ nhân tạo trong hoạt động báo chí

AI được phát triển và ứng dụng mạnh mẽ trong lĩnh vực báo chí ở nhiều nước trên thế giới

Đây là một cách sáng tạo để các tòa soạn thu hút khán giả và cung cấp các câu chuyện tin tức theo hướng dữ liệu, kích thích trực quan và dễ hiểu.

Tuy nhiên, năm 2023 là năm được coi là năm đột phá về AI đối với cơ quan báo chí, đặc biệt là AI tạo sinh. Chỉ với câu lệnh văn bản, ChatGPT có thể viết một bài luận, tạo một hình ảnh, video, giọng nói, công nghệ AI tạo sinh đã khả thi hoàn toàn cho việc viết, tạo hình ảnh.

Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu Báo chí của Reuters, các tờ báo và công ty truyền thông đang âm thầm tích hợp AI vào sản phẩm như một cách mang lại trải nghiệm cá nhân hóa cho độc giả. 28% nói rằng đây là một hoạt động thường xuyên của họ, 39% nói rằng họ đã tiến hành thử nghiệm trong lĩnh vực này.

Hãng AP ước tính, AI giúp giảm khoảng 20% thời gian phóng viên dành cho việc đưa tin tài chính (doanh thu, lợi nhuận... của các công ty) và có thể tăng độ chính xác.

Tại Anh, Reach - công ty mẹ của các nhật báo Daily Mirror và Daily Express bắt đầu xuất bản những bài báo do trí tuệ nhân tạo viết ra. Hồi tháng 3 vừa qua, Giám đốc điều hành Jim Mullen thừa nhận rằng Reach đã đăng tải trên các trang tin địa phương 2 bài báo sử dụng hệ thống AI gọi là Scribe và thử nghiệm đó sẽ được mở rộng.

Tổ chức cố vấn truyền thông Polis tại London (Anh) khẳng định: “AI không lấy mất công việc của nhà báo, nhưng các tòa soạn cần sớm áp dụng công nghệ này nhằm theo kịp xu thế làm báo thời chuyển đổi số, khi cách thức sản xuất và tiêu thụ tin tức đang thay đổi”.

Ko thể thay thế con người

Sự ra đời của ChatGPT đặt ra thách thức không nhỏ đối với tất cả những người làm nội dung, trong đó có các nhà báo. Nếu trước đây để có một bài viết hoàn chỉnh, phóng viên tìm hiểu nghiên cứu rất nhiều tài liệu, thì nay có thể cần gõ vào ChatGPT yêu cầu nó viết bất cứ đề tài gì, rất có thể, ChatGPT sẽ cho ra một sản phẩm rất đầy đủ câu chữ, ý tứ, chặt chẽ cấu trúc, hoàn chỉnh dễ dàng, quả là một thách thức.

Tuy những bước tiến về AI tạo sinh tuy mở ra nhiều cơ hội phát triển sản phẩm mới cho các cơ quan báo chí, song cũng có thể bị kẻ xấu lợi dụng. Ví dụ tạo thông tin giả về các chính trị gia, lãnh đạo doanh nghiệp, nghệ sĩ...

Chuyên gia Kate Crawford, nhà nghiên cứu cấp cao tại Microsoft Research chia sẻ: “AI trả lời đầy tự tin khiến mọi người tin chúng có thể làm mọi thứ, rất khó để phân biệt giữa thực tế và thông tin sai lệch”.

Trí tuệ nhân tạo trong hoạt động báo chí

AI không thể thay thế con người bởi nó không có suy nghĩ, không có cảm xúc và không có trải nghiệm thực tiễn

Hồi tháng 4 vừa qua, tờ Washington post có bài viết với tiêu đề “ChatGPT bịa chuyện một giáo sư luật học quấy rối tình dục sinh viên”.

Theo đó, một giáo sư luật thuộc ĐH California (Mỹ) đặt câu hỏi với ChatGPT rằng tình trạng giảng viên quấy rối tình dục có phải là vấn đề tại các trường luật ở Mỹ hay không. Ông yêu cầu 5 ví dụ, kèm theo trích dẫn từ các bài báo liên quan.

Tuy nhiên, khi giáo sư này kiểm tra câu trả lời mà ChatGPT đưa ra thì là thông tin sai, trích dẫn các bài viết không có thật.

Đáng chú ý, ChatGPT còn khẳng định một giáo sư luật học từng đưa ra bình luận gợi dục và định đụng chạm một nữ sinh viên trong chuyến đi tới bang Alaska, theo thông tin bài viết trên Washington Post hồi tháng 3/2018.

Thực tế, tờ Washington Post chưa từng có bài viết nào như vậy, cũng không có chuyến đi nào tới Alaska và giáo sư Turley chưa bao giờ bị cáo buộc quấy rối sinh viên.

Một điều không thể phủ nhận là ngành báo chí hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ. Tuy nhiên, từ thực tế cho thấy AI mới chỉ làm tốt những công việc đơn giản, được lặp đi lặp lại. Các bài viết do các robot phóng viên tạo ra cần phải có bài mẫu và phụ thuộc vào các thông tin đầu vào. Bên cạnh đó, robot chưa thể thay thế hoàn toàn con người trong các công việc ở một số lĩnh vực cần thiết liên quan đến hoạt động báo chí như giao tiếp phức tạp, tư duy chuyên gia, khả năng thích ứng và sáng tạo...

Do đó, như thế nào AI sẽ không thay thế các nhà báo, nhưng nó có thể giúp các tổ chức báo chí tăng cường hoạt động kinh doanh cốt lõi.

Bà Aimee Rinehart - Giám đốc chương trình AI của AP cho biết: “Chúng tôi không xây dựng các công cụ để thay thế con người. Chúng tôi đang xây dựng các công cụ để tự động hóa các nhiệm vụ và hy vọng tạo cơ hội cho các nhà báo tập trung năng lượng cho các đề tài chuyên sâu hơn, phong phú hơn”.

Chủ đề:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

© Công ty Phần mềm & Truyền thông VIỆT LONG
Địa chỉ:
Điện thoại:
Email:
Website: https://vietlong.org
Facebook: