7h sáng ngày thứ Ba, 18/3, Nick Dastoor - một thành viên của nhóm theo dõi độc giả trên tờ The Guardian bắt đầu ngày làm việc mới theo thói quen là đọc tất cả những email do các nhân viên gửi về từ đêm hôm trước. Nội dung của các email đó là: Độc giả đã phản ứng như thế nào với những bài báo đã được xuất bản ngày hôm qua và Guardian có thể rút ra được bài học gì từ đó?
Nick mở công cụ Orphan - một công cụ phân tích hành vi độc giả và theo dõi theo thời gian thực. Anh phát hiện có một luồng pageview rất lạ đang đổ dồn về một bài báo nói về vụ đánh bom nhà thờ ở Pakistan. Điều đáng chú ý là gần như toàn bộ 51.000 pageview ấy đều đến từ Facebook, họ đọc trên di động và là độc giả đến từ khắp nơi trên thế giới. Rất nhiều người trong số đó chỉ dừng lại vài giây ở bài báo dài 942 chữ đó rồi thoát ra.
Rõ ràng là có chuyện không ổn gì đó đang xảy ra. Nick Dastoor đi sâu hơn vào Orphan và nhận thấy, độc giả chia sẻ bài viết này kèm theo các thông điệp như: Báo chí chính thống chả có chữ khỉ gió nào... Tạm bỏ qua chuyện buồn cười là độc giả đang dẫn link 1 bài từ báo chính thống để chửi báo chính thống, Nick nhận ra một điều nữa là gần như tất cả các độc giả đều không nhận ra họ đang đọc môtj bài viết xuất bản từ năm 2013.
Anh lập tức viết email cho cả toà soạn: "Tôi không biết chính xác từ bao giờ và từ đâu mà bài báo cũ này lại đội mồ sống dậy như vậy nhưng nó đang được chia sẻ trên các page cho xu hướng cánh hữu và bài hồi giáo. Trên bài viết có hẳn dòng chữ: bài báo này được xuất bản 5 năm trước nhưng chẳng ai buồn để ý. Chúng ta phải làm sao?
Cuối cùng, sau khi thảo luận, Guardian quyết định ngăn chặn việc này bằng cách đưa thêm năm xuất bản bằng chữ số thật to và đậm đè lên ảnh đại diện của bài viết để khi chia sẻ lên các nền tảng khác, người đọc không theẻ nhầm lẫn và bài báo đó không trở thành một công cụ phát tán sự thù hận.
Đây là một case cho thấy, quan điểm của giới truyền thông cho rằng: Thời pageview của báo chí đã hết là hoàn toàn sai lầm. Nếu không có các công cụ đo đếm và phân tích tổng hợp, các phóng viên, biên tập viên, thư ký toà soạn sẽ hoàn toàn mù tịt và bị cắt đứt sợi dây nối liên lạc với độc giả của họ.
(Trong vài năm trở lại đây, với một số người, các số liệu đo đếm của báo điện tử bị đánh đồng là dấu hiệu của thứ báo chí phá sản vì nó thúc giục người làm báo tự biến mình thành những kẻ đi câu, câu đến tuyệt vọng. Người làm báo chỉ cắm cúi với số liệu mà quên mất nhiệm vụ của mình là đưa ra những bài báo sắc sảo. Họ chỉ nhăm nhăm tìm cách dụ độc giả click chuột càng nhiều càng tốt.
Từ năm 2014 trở đi, các nhà phân tích đáng kính đã mô tả số lần xem trang (pageview) và người dùng (Unique user) là một thứ gì đó vô cùng xấu xa. Năm ngoái, một nhà báo công nghệ đã khơi ra một cuộc tranh luận rằng podcast (bản tin audio) mới là báo chí đúng nghĩa và chính xác vì chúng không thể định lượng được. Và năm nay, những người tự nhận là khôn ngoan khẳng định rằng cách chúng ta đo lường báo chí trực tuyến đã hoàn toàn bị phá sản.
Câu chuyện và cách ứng xử với số liệu đo đạc báo chí trực tuyến của The Guardian cho chúng ta thấy điều gì? Tất nhiên, số pageview vẫn là thứ phù phiếm nhưng nó nhắc nhở chúng ta rằng, một trong những nhiệm vụ của người làm báo là đưa tác phẩm của mình đến với công chúng, càng đông càng tốt. Sẽ là vô cùng sai lầm nếu coi pageview là mục tiêu duy nhất và tối thượng. Nó phải được trải qua một lần giải mã nữa bởi chính các nhà phân tích, các biên tập viên và thư ký toà soạn kỳ cựu. Nó cũng là công cụ để những nhà quản lý báo chí thực thi nhiệm vụ phổ biến bài báo của mình một cách có trách nhiệm.
{body}