Cập nhật: 18:15 19/06/2020

Phát huy vai trò của bưu điện trong chính quyền điện tử

Mạng lưới bưu điện đã thể hiện rõ vai trò cánh tay nối dài của các cơ quan hành chính nhà nước. Mục tiêu xa hơn nữa, bưu điện sẽ là nhân tố tích cực và quan trọng của chính quyền điện tử, chính phủ điện tử.

Đưa dịch vụ công đến gần với người dân

Minh chứng rõ hơn cho nhận định bưu điện đã thể hiện được vai trò là cánh tay nối dài của các cơ quan hành chính nhà nước, đưa các dịch vụ hành chính công đến gần với người dân hơn, ông Đỗ Văn Tư, Giám đốc Bưu điện tỉnh Hưng Yên cung cấp những số liệu cụ thể tại địa phương này: Số lượng hồ sơ thủ tục hành chính (TTHC) phát sinh qua dịch vụ bưu chính công ích tăng dần qua các năm: Năm 2018 trên 70.000 hồ sơ, năm 2019 đạt trên 100.000 hồ sơ. Trong 4 tháng đầu năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành hướng dẫn người dân tăng cường thực hiện các TTHC công trực tuyến, lượng hồ sơ phát sinh qua bưu điện đã đạt trên 50.000 hồ sơ.

Phát huy vai trò của bưu điện trong chính quyền điện tử

Mạng lưới Bưu điện Việt Nam đã tăng cường đầu tư trang thiết bị hiện đại kết nối hệ thống công nghệ thông tin với các cơ quan nhà nước để đảm bảo hiệu quả dịch vụ bưu chính – hành chính công.

“Khi mới bắt đầu triển khai, cán bộ nhân viên bưu điện chưa có khả năng chuyên sâu về nghiệp vụ nên việc giải đáp thắc mắc, hỗ trợ người dân về các TTHC còn hạn chế. Công tác truyền thông cũng chưa được đẩy mạnh nên việc người dân biết và sử dụng dịch vụ công qua bưu điện chưa nhiều. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tăng cường công tác đào tạo cho lực lượng nhân viên bưu điện về kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ để phục vụ người dân tốt hơn. Bên cạnh đó, đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, cố gắng 100% điểm phục vụ của bưu điện đủ điều kiện để tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả TTHC. Chúng tôi cũng sẽ đẩy mạnh công tác truyền thông bao phủ toàn tỉnh để người dân, tổ chức, doanh nghiệp nắm bắt được dịch vụ của bưu điện và tích cực tham gia. Qua đó, bưu điện ngày càng thể hiện rõ nét hơn vai trò là cánh tay nối dài của cơ quan hành chính nhà nước, đưa dịch vụ công đến người dân được tốt nhất”, Giám đốc Đỗ Văn Tư thẳng thắn chia sẻ.

Nhân tố tích cực của chính quyền điện tử

Trước khi có Quyết định số 45/2016 của Thủ tướng Chính phủ, người dân và doanh nghiệp chỉ có 2 lựa chọn khi muốn thực hiện dịch vụ công: Đến trực tiếp trung tâm dịch vụ hành chính công; Thực hiện qua cổng dịch vụ công của quốc gia hoặc của các bộ, ngành, địa phương.

Phát huy vai trò của bưu điện trong chính quyền điện tử

Hồ sơ thủ tục hành chính được tiếp nhận và xử lý qua hệ thống phần mềm

“Giờ đây, người dân và doanh nghiệp đã có thêm hình thức thứ ba là qua mạng bưu chính công cộng và dịch vụ bưu chính công ích; không phải trực tiếp giao tiếp với cán bộ thực hiện TTHC, qua đó giúp giảm bớt nhũng nhiễu không cần thiết”, ông Nguyễn Quốc Vinh, Thành viên Hội đồng Thành viên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam không giấu vẻ tự hào khi trao đổi với chúng tôi.

Chủ đề:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

© Công ty Phần mềm & Truyền thông VIỆT LONG
Địa chỉ:
Điện thoại:
Email:
Website: https://vietlong.org
Facebook: